Người Việt đang phàn nàn gì về thương mại điện tử Việt Nam?

Với mức tăng trưởng nhanh chóng đạt 22%/1 năm thị trường thương mại điện tử Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng hàng đầu khu vực Châu Á. Với 45% dân số Việt Nam tiếp cận internet đặc biết số lượng người tiếp cận internet tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tăng lên một cách nhanh chóng đây được coi là nền tảng để phát triển ngành thương mại điện tử.

Toàn cảnh ngành thương mại điện tử tại Việt Nam

Theo báo cáo gần đây nhất cho biết hằng năm mỗi người Việt Nam bỏ ra đến 160 USD/1 năm để chi tiền cho việc mua sắm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Ngoài ra, việc sử dụng smartphone tại Việt Nam có sự tăng trưởng một cách nhanh chóng. Tỷ lệ sử dụng smartphone tại Việt Nam đạt trên 70% thậm chí vùng nông thôn đạt mức tăng trưởng 50%. Đây được coi là nền tảng vững chắc cho sự phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.

Thị trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng, thu hút sự đầu tư mạnh mẽ của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Các chuyên gia dự báo tương lai mức tăng trưởng ngành nột cách nhanh chóng có thể đạt đến 30-50%.

Những phàn nàn của người Việt về thương mại điện tử

Phàn nàn về chất lượng sản phẩm

thương mại điện tử

Theo nghiên cứu, Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có tỷ lệ phàn nàn về chất lượng sản phẩm cao nhất trong các nước nghiên cứu. Thậm chí, người Việt có tỷ lệ phàn nàn cao hơn Thái Lan 15%. Điều đó cho thấy người tiêu dùng vẫn chưa có được niềm tin với chất lượng sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.

Tra vấn nguồn gốc xuất xứ

Khác với các quốc gia khác như Singapore, indonesia,… người tiêu dùng thường quan tâm đến cách thức mua hàng, hình thức thanh toán,…thì người Việt quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Thói quen tiêu dùng của người Việt thường chat trực tiếp với shop để biết thêm thông tin cũng như cách thức sử dụng sản phẩm. Chính vì thế, doanh nghiệp thương mại điện từ cần tích hợp tính năng Chatbox để tăng sự tương tác với người dùng hơn.

Phàn nàn về giá thành sản phẩm

thương mại điện tử việt nam

Việc thiếu niềm tin vào việc mua hàng trên sàn thương mại điện tử đã dẫn đến việc người tiêu dùng Việt luôn nghi ngờ về giá cả sản phẩm trên sàn thương mại điện tử. Họ không sẵn sàng chi tiền khi mua hàng trực tuyến, mua hàng tại các cửa hàng truyền thống vẫn được ưu tiên hơn. Họ tích cực săn DEAL giảm giá, hỏi về chương trình khuyến mại tại mục đánh giá.

Thái độ thất vọng khi mua sản phẩm

Hơn 80% người tiêu dùng ưa thích hình thức thanh toán sau khi nhận hàng vì thế mà có đến 30% đơn hàng bị hủy sau khi đặt hàng. Tỷ lệ người tiêu dùng thất vọng sau khi nhận hàng là rất cao, đa số phàn nàn về chất lượng và hình thức sản phẩm không giống với mô tả trên cửa hàng trực tuyến. Điều đó, làm cho mất đi niềm tin của người tiêu dùng với việc mua hàng trực tuyến.

Hiện nay, nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam đã tích hợp tính năng đánh giá chất lượng về sản phẩm cũng như dịch vụ của sàn. Điều đó cho thấy thương mại điện tử Việt Nam đã chú trọng hơn vào việc lắng nghe người tiêu dùng để cải thiện chất lượng sản phẩm. Để phát triển lâu dài và vững chắc, doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam đã đến lúc phải lắng nghe khách hàng để nâng cao, cải thiện chất lượng dịch vụ.

Thương mại điện tử Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng. Để kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, đăng ký tên miền để xây dựng thương hiệu trực tuyến, đăng ký hosting đảm bảo sự vận hành trang web. Ngoài ra, gia tăng dịch vụ khách hàng để tạo được niềm tin người tiêu dùng là bài toán khó mà doanh nghiệp thương mại điện tử cần giải quyết.

>>> Thương mại điện tử- Bài toán khó cho doanh nghiệp Việt

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *